Nếu con bị chàm sữa tái đi tái lại mãi không hết, mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ

Chữa đi, chữa lại vẫn không hết?

Vào tối ngày 3/2/2016, Chị Nguyễn Thu Hương (27 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) có gọi cho chúng tôi khá gấp gáp. Con chị đến nay đã bước sang tháng thứ 4 nhưng sao mà chàm sữa mãi không hết. Tháng thứ nhất, cháu đã nổi dầy trên mặt, đã đi khám, bác sỹ đã cho thuốc bôi, đã hết. Nhưng chừng dăm ngày sau, cháu lại lên các nốt lại. Sau đó mẹ cháu lại cho bôi thuốc. Cứ bôi là khỏi, thật ra cũng không khỏi, mà chỉ giảm bớt, sau đó má cháu lại dầy lên, từng mảng đỏ, các nốt nhỏ li ti trên khắp mặt, trán, má, cổ và rất ngứa.

Điều ghét nhất là cháu cứ bị đị bị lại, trông bé rất khổ thân. Đế nay là tháng thứ 4 rồi mà cháu chưa hết. Trong khi đó con nhà hàng xóm của chị Hương thì khỏi từ lâu rồi và ăn chơi ngoan. Vậy làm thế nào để cháu khỏi dứt điểm và cháu sẽ bị đến bao giờ?


Ảnh: Internet


Mách nước cho mẹ

Chàm sữa là tên gọi ám chỉ một bệnh là viêm da cơ địa ở trẻ em ở lứa tuổi bú sữa mẹ. Bệnh viêm da cơ địa có cơ chế dị ứng xảy ra đặc biệt nhiều ở những trẻ có cơ địa dị ứng, trong tháng đầu tiên sau sinh. Thông thường, chàm sữa sẽ dịu dần vào những tháng tiếp theo và hầu như đến tháng thứ 5 thì biến mất. Nhưng có một số trẻ ngoại lệ, đến tháng thứ 4, 5 vẫn còn và đến tháng thứ 6 mới hết.

Nguyên nhân chủ yếu là do bé dị ứng sữa mẹ gây ra. Chúng tôi mách nước các bà mẹ như sau.

Thứ nhất, nếu bé cứ bị đi bị lại dù đã bôi đúng thuốc bác sỹ kê thì mẹ bé cần phải tính thêm phương án điều trị bằng đường uống nữa. Thuốc đường uống sẽ có tác dụng toàn thân và duy trì trong vòng 24h. Nó sẽ bình ổn các phản ứng dị ứng quá nhạy cảm và giúp qua giai đoạn bùng phát mạnh mẽ. Thuốc uống bao gồm có một số loại như colergis, doalgis, daleston, predni... Uống theo chỉ định của bác sỹ. Có thể phải tăng liều từ thấp đến cao.

Thứ hai, nếu đã bôi và uống rồi không hết, vẫn tái phát, mẹ bé phải điều chỉnh chế độ ăn. Mẹ bé sẽ giảm ăn tanh, giảm ăn trứng, giảm ăn béo, giảm ăn hạt. Giảm ăn tanh bao gồm giảm cua, cá, hải sản, mực, ghẹ, tôm tép. Giảm ăn trứng bao gồm giảm trứng gà, trứng vịt, trứng chim chút, trứng vịt lộn, trứng ngỗng. Giảm ăn béo bao gồm giảm ăn dừa, giảm ăn dầu, giảm ăn mỡ. Giảm ăn hạt bao gồm giảm ăn đỗ các loại, giảm ăn lạc, giảm ăn dừa. Những thực phẩm này làm sữa đầy chất kháng nguyên gây dị ứng và bé sẽ chàm sữa mạnh hơn. Vậy mẹ ăn gì? Mẹ sẽ ăn thịt lợn nạc, thịt bò hoặc thịt gà. Các thực phẩm khác không thay đổi.

Thứ ba, sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn mà chàm sữa vẫn tái phát, bạn có thể phải giảm số lần cho bú sữa mẹ. Có thể trong sữa mẹ của bạn có một chất gây dị ứng nào đó mà bé không dung nạp đầu đời. Bạn sẽ tiến hành giảm một nửa số lần cho con bú, thay thế bằng các loại sữa nuôi bộ khác. Nếu vẫn còn chàm sữa, bạn giảm tiếp còn 1/3 số lần cho bú, thay thế bằng sữa ngoài. Nếu bé đáp ứng tốt tức là sữa của bạn có vấn đề. Tạm thời bạn chỉ cho bé bú ít để duy trì sữa mẹ. Sau khi em bé bình ổn từ ngoài 1 tháng trở ra, bạn cho bú trở lại. Đừng dập tắt bú mẹ hoàn toàn.

Chữa ngay từ đầu

Chàm sữa là bệnh có cơ chế dị ứng, nó không liên quan gì nhiều tới chuyện đề kháng và nhiễm khuẩn. Cho nên đừng đợi cơ thể không chống đỡ được mới điều trị. Bạn cần phải xử lý ngay, bởi chàm sữa càng để càng nặng. cho bôi thuốc hoặc uống thuốc ngay. Nếu không điều trị tốt, chàm sữa sẽ lan rộng, bé sẽ cào gãi, chảy nước, lúc đó từ một bệnh vô khuẩn thành một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da hệ trọng.

Điều trị chàm sữa dễ dàng, cần có bác sỹ thẩm định. Bạn đừng tự bôi những kem, những thuốc xách tay, không rõ nguồn gốc, những kem thảo dược chưa được kiểm nghiệm trên thực tế. Vì nguy cơ không khỏi và bội nhiễm rất cao.

BS. Yên Lâm Phúc

0 Comment "Nếu con bị chàm sữa tái đi tái lại mãi không hết, mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ"

Post a Comment