Làm thế nào khi bị con "bắt gặp" lúc bạn đang làm "chuyện ấy"

Thật ngại khi cha mẹ bị con “bắt gặp” khi đang “lâm trận”: tiến không được mà thoái thì không đành. Hơn nữa, cha mẹ phải giải thích với con làm sao để bé không bị “ám ảnh” - tò mò cũng là cả một nghệ thuật.

Dừng lại và hỏi han bé

Khi bị bé bắt gặp, cha mẹ không nên đuổi bé ra khỏi “hiện trường” và mắng mỏ trẻ sẽ khiến bé cảm thấy mình đang làm một điều gì thật tội lỗi, đồng thời càng khiến trẻ tò mò không biêt ba mẹ đang làm gì mà “nghiêm trọng” vậy. Thay vào đó, hãy dừng cuộc yêu lại và chỉnh lại trang phục một cách nhanh nhất có thể, sau đó bình tĩnh hỏi con xem bé muốn tìm ba mẹ có vấn đề gì? Bố mẹ có thể giúp được gì cho con không? Tuyệt đối đừng lớn tiếng la mắng hay quát nạt con vì chúng sẽ hằn trong trí nhớ của trẻ.

Đáp ứng nguyện vọng của bé

Khi biết được lý do vì sao con tìm cha mẹ rồi, hãy đáp ứng con. Dù sao thì bất cứ hoàn cảnh nào, cũng nên ưu tiên con hơn cả. Trẻ con dưới 5 tuổi, có thể chúng chưa suy nghĩ nhiều đến cảnh tượng chúng bắt gặp, và chúng sẽ quên nhanh thôi; nhưng từ 5 tuổi trở lên, hình ảnh ấy sẽ ghi vào trí nhớ và khiến chúng tò mò bất cứ lúc nào. Thành ra, tốt nhất hãy đánh lạc hướng nếu lỡ bị con bắt gặp tại trận nhằm làm con quên đi những hình ảnh chúng mới thấy. Hãy kể cho con nghe một câu chuyện, hoặc đọc sách cho chúng nghe, giải quyết mong muốn của chúng chẳng hạn…


Cha mẹ nên cần thận khi "hành sự" để không lâm vào cảnh bị bắt tại trận (Ảnh: Internet)

Giữ thái độ bình thường

Trong suốt thời gian xử lý “sự cố”, cả cha và mẹ phải giữ thái độ, sắc mặt và hành đồng như bình thường, như chưa hề có chuyện gì xảy ra cả. Cha mẹ phải giữ nét mặt luôn trong trạng thái bình tĩnh nhất. Nếu cha mẹ tỏ ra bối rối, bất an, trẻ sẽ hiểu rằng bố mẹ chúng vừa làm điều gì đó rất đáng sợ hoặc cha mẹ đang giấu chúng một bí mật.

Không dò xét trẻ

Nếu con đã lớn, từ 5 tuổi trở lên chẳng hạn, thì sau sự cố, cha mẹ đừng cố dò xét thái độ của con, cũng đừng trốn tránh sự tò mò của trẻ nếu bé có thắc mắc. Chắc chắn là bé sẽ thắc mắc rồi, nhưng có bé nói ra, có bé không và hình ảnh cha mẹ sẽ theo chúng cho đến khi chúng trưởng thành. Do đó, bạn càng phải để mắt đến con mình nhiều hơn xem bé có bị thay đổi tâm lý gì sau sự cố không. Cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi trẻ có thể đặt ra với bạn để chủ động trả lời một cách mạch lạc. Những trẻ lớn hơn cần phải được giải thích một cách nhẹ nhàng và tế nhị rằng cha mẹ cần có khoảng thời gian riêng tư, nhưng cha mẹ không nhất thiết phải kể lể chi tiết “riêng tư” như thế nào. Nếu trẻ đột ngột xuất hiện trước cửa, gõ cửa phòng và đòi mở cửa khi cha mẹ đang “bận rộn”, hãy yêu cầu con chờ, mặc lại quần áo và nói chuyện với con ở ngoài phòng.

Cha mẹ nên cẩn trọng

Sau khi mọi việc đã êm êm, cha mẹ nhất quyết không thể nào để lỗi này xảy ra thêm một lần nữa. Cả hai hãy nhắc nhở mình cẩn thận hơn vào những lần “hành sự” sau để giảm thiểu tối đa những trường hợp không hay này. Hãy đóng cửa an toàn trước khi “hành sự”. Nếu cửa phòng hỏng chốt cửa, hãy mau mau thay lắp chốt mới. Mỗi khi lâm trận, hãy kiểm tra phòng ốc và con cái thật kỹ càng. Với những gia đình không có điều kiện cho con ngủ riêng, cha mẹ cần phải có một tấm vách ngăn ranh giới và dặn dò những giới hạn không được phép với trẻ, hoặc chờ cho con ngủ, hoặc khi không có trẻ nhỏ ở nhà mới làm "chuyện ấy".

Nhắc con tôn trọng sự riêng tư

Về phía con, cha mẹ hãy nhắc nhở con về phép lịch sự tối thiểu: gõ cửa trước khi vào phòng một ai đó. Khi được phép của người bên trong mới bước vào. Cha mẹ hãy dạy con đừng tự tiện mở cửa phòng của người khác để thể hiện sự tôn trọng.

0 Comment "Làm thế nào khi bị con "bắt gặp" lúc bạn đang làm "chuyện ấy""

Post a Comment