Nhiệt độ lạnh quá thấp sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu, nhiễm bệnh, đặc biệt các cháu nhỏ cơ thể còn yếu có thể chết cóng.
Nhiệt độ bao nhiêu là phù hợp với trẻ?
Mấy ngày hôm nay, không khí ngoài miền Bắc thấp kinh hoàng. Vào những ngày đầu mùa đông, nhiệt độ được cho là ấm. Nắng mùa đông không chỉ còn là hửng mà nắng rõ. Nhưng trong 1 tuần trở lại đây, nhiệt độ hạ thấp đột ngột. Nhiều độ nhiều tỉnh thành vùng Bắc Bộ thấp dưới 100C. Ngay tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc nhiệt độ xoay quanh 5-60C. Khi nhiệt độ ngoài trời như vậy, nếu như nhà mặt đất, nhà cấp 4, nhà trọ, nhà lợp mái amiang thì nhiệt độ trong phòng chỉ ước chừng 10-12 độ C.
Mức nhiệt như vậy quá thấp. Vậy nhiều bà mẹ đặt câu hỏi, nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp? Nhiệt độ thích hợp cho bé ăn ngủ điều độ dao động từ 28-30 độ C. Nhiệt độ dưới 25 độ đã bắt đầu lạnh. Khi nhiệt độ dưới 15 độ C là mức nhiệt độ bắt đầu nguy hại. Bởi nhiệt độ quá thấp làm cho cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng. Ở mức nhiệt độ thấp như vậy, người ta ghi nhận nhiều trường hợp tai biến đột tử xảy ra, nhiều trường hợp nhiễm lạnh trẻ em xảy ra và cũng nhiều ca bệnh chết trẻ non đột ngột. Khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C thì thực sự đó là mức nhiệt độ rét kinh hoàng và cực ảnh hưởng tới sức khỏe
Ảnh hưởng tai hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể trẻ
Nhiệt độ quá thấp, thấp đậm, thấp hại, rét cóng, rét buốt gây ảnh hưởng tai hại tới sức khỏe.
1-Nhiễm lạnh. Do nhiệt độ môi trường quá thấp làm cho cơ thể bị mất nhiệt. Nhiệt độ cơ thể 37 độ C. Trẻ em thân nhiệt cao hơn. Khi nhiệt độ hạ dưới 36 độ đã là nhiễm lạnh. Nhiệt cơ thể càng thấp càng nguy hiểm vì nguy cơ tử vong rất cao.
Biểu hiện nhiễm lạnh: bé ho và hắt hơi liên tục, chân tay lạnh, da cứng, môi tím tái, da xanh tái, bé run rẩy. Mức độ nặng bé cứ lịm dần lịm dần.
2-Viêm đường hô hấp. Bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản. Các bệnh này thi nhau kéo đến và đợi trời lạnh để đổ bệnh. Càng nhiễm lạnh nhiều, nguy cơ, tần số nhiễm bệnh càng dày.
3-Nhiễm vi rút: quai bị, thủy đậu. Nguyên nhân do lạnh làm suy giảm sức đề kháng tự nhiên của các cháu nhỏ. Các cháu giảm sức chống lại các vi rút này và chúng đua nhau xâm nhập và gây bệnh.
4-Nhiễm khuẩn ngoài da. Do lạnh, sức đề kháng tự nhiên giảm. Đồng thời, công tác vệ sinh không đảm bảo, dẫn đến da hay bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện: viêm nhiễm ngoài da, đinh nhọt, hăm kẽ, loét, tấy đỏ da.
5-Hen phế quản, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng. Lạnh là nguyên nhân gây ra rối loạn miễn dịch hoặc khởi phát phản ứng dị ứng quá mẫn cảm ở một số trẻ nhỏ. Dẫn tới các bệnh thuộc miễn dịch dị ứng xảy ra liên tiếp.
Nhưng điều đáng ngại nhất đó là nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh mức độ nặng ảnh hưởng tới sự an toàn tới sức khỏe của các cháu. Cần phòng chống đặc biệt trong những ngày siêu rét này.
Những điều bố mẹ nên tuân thủ để chống lạnh cho con hiệu quả
Chống gió rét lùa. Bịt tất cả các lỗ thông hơi, lắp thêm trần xốp giữ nhiệt để hạ thấp trần xuống, luôn đóng cửa, không mở ra, từ cửa sổ và cửa ra vào, phòng em bé phải có cửa nằm ở hướng vuông góc với hướng gió thổi để gió không thổi trực tiếp vào phòng bé. Các khe kẽ cửa sổ phải lắp thêm kính phía trong hoặc che giấy bóng, bịt lại bằng giấy báo các khe kẽ có gió lùa.
Nhà cấp bốn, nhà trọ, nhà lợp amiang sẽ phải can thêm tấp nilong hoặc tấm chắn về hướng bắc để cản bớt gió lạnh.
Giường của bé phải có đệm để êm ái và giữ nhiệt cho bé. Nếu không có đệm thì lấy một cái chăn cũ và trải lên giường, nằm lên tấm chăn cũ này. Bé phải có chăn riêng để chăn áp sát người bé. Nếu đắp chung với bố mẹ rất có thể chăn sẽ cách xa thân và bé sẽ bị lạnh.
Lắp hệ thống điều hòa ấm, quạt sưởi, đèn sưởi trong phòng. Hướng phần sưởi vào bé, để cách vị trí bé nằm từ 70-100cm để tránh bị bỏng. Đặt bé nằm giữa giường, nằm sát tường quá sẽ rất lạnh.
Không cho bé ra ngoài nhà chơi, không ra sân, không ra cổng, không tắm nắng trong những ngày giá rét. Bé chỉ ở trong phòng và tuyệt đối không đi lại vào những ngày rét đỉnh điểm.
Luôn mặc áo ấm gồm áo mút, áo len, áo sơ mi, áo khoác, mũ len bịt tai, quàng khăn vào cổ. Các em bé chảy nước miếng nhiều phải liên tục thay khăn nếu không bé sẽ bị nhiễm lạnh ở cổ. Các áo phải mặc dày, mặc chồng lên nhiều lớp, quần cũng phải mặc nhiều lớp để giữ nhiệt tối đa.
Tất cả các mẹ có em bé dưới 2 tuổi đều không đi ra ngoài hoặc không mang theo em bé ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C. Những em bé lớn hơn có thể di chuyển cùng bố mẹ nhưng phải mặc rất ấm và chú ý đi tất chân tất tay đầy đủ.
Cho bé ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng, bú mẹ tăng cường, nấu thêm đạm và dầu vào bát bột ăn dặm để bé có năng lượng sưởi ấm.
Vào các ngày lạnh, cách 1-2 ngày mới rửa ráy cho bé. Khi rửa ráy phải dùng nước ấm (mẹ phải tự kiểm tra trước), ở nơi kín gió, có điều kiện thì dùng đèn sưởi trong khi tắm.
BS. Yên Lâm Phúc
0 Comment "BS hướng dẫn cách phòng lạnh khẩn cấp cho trẻ để tránh nhiễm bệnh, chết cóng"
Post a Comment